Dạy Con Trở Nên Người Hòa Giải
Bạn có thể dạy con cách giải quyết các mâu thuẫn giữa chúng với bạn bè, hoặc với những người khác. Hãy tưởng tượng sự hòa giải ích lợi thế nào cho bạn và con cái
Dưới đây là 12 chìa khóa mở vào sự hòa giải.
1. Mâu thuẫn là cái dốc trơn: Một vài đứa trẻ thường chạy trốn mâu thuẫn, trong khi những đứa khác cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng nhiều cách.– Trốn chạy: Thay vì giải quyết mâu thuẫn, một số trẻ thường chọn phương án chạy trốn bằng cách:• Phủ nhận: Vờ như mâu thuẫn không tồn tại hoặc từ chối làm điều đì đó để giải quyết vấn đề.• Đổ lỗi: Đổ lỗi cho người khác, vờ như mình không làm gì sai, tìm cách che đậy hoặc nói dối.• Chạy trốn: Kéo dài, không chịu giải quyết, chạy trốn khỏi những người có mâu thuẫn.– Tấn công: Một số nỗ lực giành phần thắng về mình, hơn là tìm cách giải quyết vấn đề; gây hại hơn là hàn gắn.• Sỉ nhục: Tấn công người khác bằng lời lẽ thô bạo, cay nghiệt…• Nói hành: Nói xấu sau lưng.• Đánh nhau: Dùng vũ lực để giành phần thắng.– Giải quyết: Đây là cách duy nhất khi đối diện với mâu thuẫn. Nên hãy dạy trẻ giải quyết xung đột bằng cách:• Tha thứ: Cách đơn giản và hiệu quả là tha thứ.• Nói thẳng: Gặp thẳng, nói thẳng cho họ biết về sự bất đồng.• Xin sự giúp đỡ: Hỏi cha mẹ, thầy cô hoặc người lớn khác giúp cho hướng giải quyết.
2. Bắt đầu từ trong tấm lòng: Chọn lựa giành phần thắng cho mình phải hết sức cẩn trọng. Cần quyết định xem mình nên vâng lời hay bất tuân, khôn ngoan hay dại dột.
3. Chọn kết quả hay hậu quả: Dù xấu hay tốt, điều chúng ta chọn lựa chắc chắn ảnh hưởng đến chúng ta và người khác. Mâu thuẫn thường là kết quả của sự chọn lựa.
4. Tôn trọng là khôn ngoan: Ích kỷ là không khôn ngoan, không dẫn đến niềm vui. Cách khôn ngoan là vâng phục, chọn lựa đúng, tìm kiếm lời khuyên và tôn trọng người khác.
5. Đổ lỗi khiến mâu thuẫn tệ hơn: Chẳng ích gì khi chỉ tay vào người khác, nhưng che đậy lỗi lầm của người khác và hạ mình xin lỗi là biểu hiện của yêu thương.
6. Mâu thuẫn là một cơ hội: Bằng cách giải quyết tốt vấn đề, chúng ta làm vinh hiển Đức Chúa Trời; học cách tôn trọng người khác chỉ khiến chúng ta trở nên tốt hơn.Xung đột không nhất thiết xấu hoặc gây hại. Xung đột xảy ra bởi hành động sai trái, dẫn đến căng thẳng, nhưng vẫn có thể biến thành điều tốt, nếu bạn biết dùng mâu thuẫn để:• Làm vinh hiển danh Chúa bằng cách tin cậy, vâng phục, thân mật với Chúa và nhờ cậy Ngài giải quyết mâu thuẫn.• Phục vụ người khác bằng cách mang vác gánh nặng cho người khác khi xảy ra mâu thuẫn, giúp ta nhìn thấy điểm yếu của họ, đối đầu với họ trong tình yêu thương. • Tăng trưởng trở nên giống Chúa bằng cách nhận lỗi và xoay khỏi thái độ đã làm phát sinh xung đột.Tuy nhiên, những điều này dường như bị bỏ sót trong hầu hết các xung đột, bởi vì mọi người vẫn thường tập trung vào việc chạy trốn hoàn cảnh, hoặc tìm cách chiến thắng đối phương.Do đó, sẽ rất khôn ngoan nếu chúng ta lùi lại trước xung đột, tự hỏi xem liệu chúng ta có đang làm tất cả mọi điều để có thể mang đến lợi ích cho đôi bên qua cơ hội quý báu và đặc biệt này không?
7. Phương pháp “5A” để giải quyết mâu thuẫn: Những bước đơn giản dẫn đến hòa giải, hòa bình. Trẻ em cũng giống như người lớn, có thể học cách xưng nhận lỗi lẫm để biết rằng chúng có trách nhiệm với xung đột mà mình liên quan.• Admit: Thừa nhận mình sai. • Apologize: Xin lỗi vì sự chọn lựa của mình đã ảnh hưởng đến người khác (lời xin lỗi phải kèm theo thái độ hối lỗi thật lòng)• Accept: Chấp nhận hậu quả do hành vi sai trái của mình gây ra, không biện hộ hay cãi cọ.• Ask: Cầu xin sự tha thứ.• Alter: Thay đổi cho chọn lựa lần sau. Học cách suy nghĩ cẩn thận, lên kế hoạch…
8. Tha thứ là chọn lựa: Bằng cách tha thứ cho ai đó, chúng ta đang tạo ra 4 lời hứa.• Tôi hứa tôi sẽ không day đi day lại lỗi lầm của bạn. Tôi sẽ nghĩ tốt về bạn và làm lành với bạn.• Tôi hứa sẽ không khơi gợi lại vấn đề này và không dùng nó để chống lại bạn.• Tôi hứa sẽ không nói cho người khác về những gì bạn đã làm.• Tôi hứa sẽ vẫn là bạn của bạn.
9. Không bao giờ quá muộn để bắt đầu làm điều đúng:Bạn có thể dừng lại những việc làm sai trái, và nghĩ về những việc làm tốt đẹp và lên kế hoạch theo đuổi nó.
10. Nghĩ trước khi nói: Nghĩ trước khi hành động, trước khi đối diện với ai đó.
11. Tôn trọng hơn là tìm cách đối đầu: Điều này bao gồm cả lời nói, giọng điệu và cử chỉ như nhìn vào mắt, tránh những tư thế, điệu bộ hoặc cách bày tỏ không tôn trọng người khác.
12. Tôn trọng ngăn chặn mâu thuẫn: Học cách đề nghị hoặc yêu cầu người khác một cách đúng đắn:• Dừng việc nói hoặc làm điều khiến tạo ra xung đột• Nghĩ về lý do tại sao muốn đề nghị và từ ngữ bạn sẽ dùng • Đề nghị hoặc yêu cầu bằng cách nói câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ một cách lịch sự, nhẹ nhàng, thuyết phục• Phản ứng một cách bình tĩnh, từ tốn, tôn trọng khi người khác nói “có” hoặc “không”.