Nuôi dạy con

10 Lỗi Mà Cha Mẹ Của Các Trẻ Vị Thành Niên Thường Mắc Phải P.1

10 lỗi mà Cha Mẹ của các trẻ vị thành niên thường mắc phải P.1

1/ Không dành thời gian với con 

Rất nhiều cha mẹ thường không dành thời gian với con mình bởi họ cho rằng con trẻ ở độ tuổi vị thành niên không muốn dành thời gian với họ. Điều đó là đúng trong một số trường hợp, nhưng trẻ vẫn cần và muốn có một thời gian chất lượng và riêng tư với cha mẹ của mình. Mặc dù trẻ đang dần trở nên độc lập hơn và thường trong trạng thái “con không cần bố mẹ xung quanh”, nhưng thực tế thì chúng cũng đang khao khát sự bao bọc của cha mẹ mà nền tảng đến từ thời gian chất lượng cách phù hợp.
Đi bộ cùng nhau, cùng uống một ly cà phê, xem phim cùng nhau,… tất cả những sự đầu tư đơn giản đó chính là những điều bí mật mà trẻ luôn mong muốn và tìm kiếm. Khi bạn không dành riêng thời gian ra cho con cái mình thì có nghĩa là bạn đang giao tiếp với chúng rằng bạn không quan tâm đến chúng, và chúng tiếp nhận điều đó một cách có ý thức hoặc vô thức.

2/ Quá ưu tiên các hoạt động của con

Một số bậc cha mẹ gói gọn thời gian biểu của họ xunh quanh các hoạt động của con cái quả thực là một điều hết sức phi thường và đáng ngạc nhiên đối với tôi. Tôi thực sự không hiểu được. Tôi biết nhiều cha mẹ muốn cho con cái họ những kinh nghiệm và cơ hội mà chúng chưa bao giờ được trải nghiệm, nhưng có một điều gì đó đang đi sai lạc với những hiểu biết của chúng ta về gia đình và nuôi dạy con khi những “nhu cầu” của trẻ được chấp thuận ngày qua ngày và dần trở nên áp đảo đối với gia đình của mình như một thói quen.
Cha mẹ cần phải ưu tiên đầu tư vào mối quan hệ của mình với Chúa (cá nhân cũng như một cặp vợ chồng), với bản thân và người khác, nhưng thật đáng buồn là tất cả những điều đó thường bị bỏ quên trong việc “giúp đỡ các con trước”. “Đừng để các môn thể thao của trẻ dẫn dắt cuộc sống của bạn”, Jen – tác giả của cuốn sách Bạn Là Một Người Mẹ Tốt đã nói. Tôi không thể nghĩ ra được lý do chính đáng tại sao các gia đình không thể hạn chế thanh thiếu niên đến một hoạt động thể thao ngoại khóa lớn mỗi mùa. Lịch trình bận rộn đó không chỉ chiếm hết thời gian của gia đình bạn mà còn gián tiếp để con trẻ thấy rằng sống thật năng nổ thì mới tốt. Điều đó không hề liên kết tới sự giảng dạy của Chúa Giê-xu như là nếp sống cầu nguyện, giữ ngày nghỉ, và giảm thời gian bận rộn, tất cả điều đó mới góp phần quan trọng trong nhiệm vụ lớn của Cơ Đốc nhân, đó là “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài.” (Ma-thi-ơ 6:33)

3/ Làm hư con

Tất cả chúng ta đều có thể bị cám dỗ rằng việc yêu con cái có nghĩa là làm tất cả những gì chúng ta có thể để đảm bảo rằng con trẻ có những cơ hội mà chúng ta không có được. Đây là một suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng. Nó dẫn đến nguy cơ lớn là trẻ em trở nên tự cao, nhỏ mọn, và vô ơn. Rất nhiều thời điểm mà cha mẹ đã làm hư con mình, nhưng trẻ sẽ không bao giờ thỏa mãn về tiền bạc hay vật dụng mà chúng luôn luôn muốn thêm nữa. Con của bạn không cần những điều đó, điều chúng cần là thời gian và sự quan tâm của bạn (đó là một biểu hiện rất có lợi cho con bạn!).
Có hai điều mà thực sự có thể khiến bạn thất bại trong cuộc sống nếu như hiểu được chúng quá sớm:
Có quá nhiều tiền.
Có quá nhiều cơ hội.
Cha mẹ cần nhận ra họ đang làm hư con cái của mình bằng những cách đó. Hãy lưu lại những điều này cho các cháu của bạn.

4/ Cha mẹ luôn đồng ý

“Gì cũng được!” – Điều đó không còn dành cho các thiếu niên nữa! Các mâu thuẫn có thể đến khi cha mẹ chỉ nhún vai và hỏi “con có thể làm gì?” rồi để cho con “tự tìm ra điều chúng muốn.” Tôi nghĩ rằng những bậc cha mẹ luôn cho phép con cái làm bất cứ việc gì (tức là chỉ cung cấp một chút hướng dẫn, giới hạn, và hậu quả) đang gia tăng vì nhiều cha mẹ không biết làm thế nào để trò chuyện hay kỷ luật con cái của họ. Có lẽ những bậc cha mẹ mà không có bất kỳ giới hạn nào trong cuộc sống riêng của họ thì sẽ không biết làm thế nào để truyền đạt lại giá trị này cho con. Có lẽ đó là vì họ không muốn, vì lòng tự trọng của họ quá cao trong nhận thức của con cái họ, và họ không thể giải quyết được khi con nổi giận với mình lúc đang cố gắng để dạy dỗ chúng. Có lẽ nhiều phụ huynh cảm thấy choáng ngợp với những vấn đề riêng của họ nên khó có thể nghĩ đến việc dành năng lượng nhiều hơn vào những chuyện gây tranh cãi.
Dù là lý do gì, cha mẹ mà luôn đồng ý với mọi quyết định của con cái mình là hoàn toàn không hòa hợp với thế giới quan của Kinh Thánh. Tôi chắc chắn không ủng hộ phong cách làm cha mẹ độc đoán, nhưng nếu chúng ta thực hành một phong cách làm cha mẹ luôn cho phép thì là đang từ bỏ trách nhiệm mà Chúa ban cho chúng ta để cung cấp sự hướng dẫn, nuôi dưỡng, giới hạn, những kỷ luật và hậu quả cho các con ở tuổi vị thành niên (tất cả những điều đó thực sự giúp đỡ thanh thiếu niên của chúng ta phát triển lâu dài).

5/ Cố gắng để trở thành người bạn thân nhất của con

Con bạn không cần thêm một người bạn (bởi chúng có rất nhiều bạn); mà chúng cần cha mẹ. Thậm chí trong độ tuổi vị thành niên, con bạn cần một sự trông cậy, tự tin, những thẩm quyền tin kính để chỉ dẫn trong cuộc sống của chúng. Là cha mẹ, chúng ta cần tạo cho con một mối quan hệ được hình thành từ sự khôn ngoan, che chở, tình yêu thương, nâng đỡ, và trao quyền. Là cha mẹ Cơ đốc, chúng ta được kêu gọi để mang quy tắc hưng thịnh của Chúa vào cuộc sống của gia đình chúng ta. Điều đó không thể xảy ra nếu chúng ta bận rộn cố gắng chỉ để làm bạn với con mình.
Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng duy trì một mối quan hệ khăng khít với con nghĩa là đang làm bạn với chúng – nhưng ở đây có một ranh giới không nên vượt qua. Bạn nên thân thiện với con, nhưng bạn không nên là bạn của chúng. Chúng có rất nhiều bạn bè, nhưng chỉ có một bố mẹ mà thôi, vậy nên thực sự trở thành cha mẹ của trẻ là điều bạn nên làm.

Sưu Tầm

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *