Hôn nhân

5 Cách Tranh Luận Lành Mạnh Trong Hôn Nhân

Liệu có cách nào để tranh luận lành mạnh? Nhiều người sẽ băn khoăn “Đã yêu nhau và lấy nhau rồi thì tại sao lại phải tranh cãi?”. Nhưng thực tế, cuộc hôn nhân của bạn liệu có giống như trong phim “Chơi tới bến” với chiếc trực thăng bay lượn và bữa tối lãng mạn trên bờ biển còn nửa kia của bạn đang đắm say theo từng lời bạn nói!


Thật tiếc là phim truyền hình khác xa so với thực tế vì trong cuộc sống thường ngày, các cặp đôi liên tục phải đối diện với các mâu thuẫn và xung đột. Nếu những cặp vợ chồng nào cho rằng họ không bao giờ tranh cãi thì họ thuộc 1 trong 3 nhóm sau:


1. Họ nói dối,
2. Có một người áp chế còn người kia rất bị động. Lý do mà họ không tranh luận là do người kia luôn ức hiếp, người còn lại không dám mở lời.
3. Cả 2 người đều hoàn toàn từ bỏ ý định nuôi dưỡng cuộc hôn nhân của họ. Họ nghiễm nhiên trở thành “người cùng phòng” trong mắt người kia và để mặc đối phương thích làm gì thì làm.


Còn những cặp đôi chia sẻ thật và thừa nhận rằng họ có tranh cãi, những cặp đôi này sẵn sàng cùng nhau cải thiện mối quan hệ và thực sự quan tâm đến cuộc hôn nhân của họ, để cuộc hôn nhân ấy không rơi vào tình trạng “bạn cùng phòng” như đề cập phía trên. Để có thể giải quyết mâu thuẫn, bạn có thể xem xét những gợi ý sau:


1/ Thực sự quan tâm đến cuộc tranh cãi
Một trong những cảm xúc tồi tệ nhất trong cuộc đời là người kia quá thờ ơ, không nhận ra sự buồn chán, nỗi thất vọng và nhu cầu của người kia.
Những cặp đôi không đủ quan tâm đến xung đột có nghĩa là họ đang dần buông xuôi và thường nói những câu khó nghe “Điều đó không còn quan trọng nữa; Muốn làm gì thì làm; Anh làm việc của anh, em làm việc của em…”
Trừ phi có một điều gì đó được thay đổi thì mối quan hệ của hai người sẽ tiến triển. Quan tâm có nghĩa là bạn sẵn sàng làm mọi điều để giải quyết vấn đề giữa hai người. Đôi khi bạn buột miệng những lời nói khó chịu khi bất đồng xảy ra, nhưng kịp thời điều chỉnh và nhường nhịn nhau bởi vì bạn yêu người bạn đời của mình. Hãy cùng nhau ngồi lại và giải quyết vấn đề.


2/ Rút ra bài học chứ không phải phân định thắng-thua
Chiến thắng đúng nghĩa ở đây là biết lắng nghe những nhu cầu, lo lắng và sự nghi ngờ của nửa kia cũng như học cách hiểu và thông cảm người kia nhiều hơn.
Có những lúc bạn là người thắng khi tranh luận nhưng cũng có thể chính là người người thua cuộc về sau. Đôi khi tính hiếu thắng làm phá hủy mối quan hệ của chúng ta và dẫn nó xuống vực thẳm.
Ý nghĩa thật sự của một mối quan hệ là cùng nhau rút ra bài học chứ không phải phân định thắng thua. Khi cuộc tranh luận diễn ra cách lành mạnh và nghiêm túc, sẽ luôn có sự nhường nhịn lẫn nhau và tình yêu vô điều kiện giữa hai người được thể hiện. Đó mới là chiến thắng thực sự.


3/ Có người nói – người nghe
Điều này không có nghĩa là người này luôn nói còn người kia chỉ biết lắng nghe. Đó chẳng khác nào nghe giảng cả.
Tranh luận lành mạnh là khi người kia lắng nghe mà không ngắt lời. Rồi sau đó ngược lại, người nói sẽ là người lắng nghe mà không ngắt lời đối phương.
Một người giao tiếp tốt sẽ biết cách trò chuyện với tấm lòng mềm mại, tiết độ và nhu mì. Người biết lắng nghe là người thật sự tập trung vào những gì người kia đang nói cũng như không bị phân tâm bởi những ý nghĩ đến lượt nói của mình.
Chúng ta cần tập trung đến những điều người kia đang nói và không coi cuộc nói chuyện đó là một dịp để khơi gợi lại những sai lầm trong quá khứ. Không nên gợi lại chuyện “người vợ nói rằng: “Những gì anh làm hôm nay thực sự khiến em tổn thương đấy. Người chồng đáp lại: “Ô thật sao? Thế còn chuyện 6 tuần trước, em cũng khiến anh rất buồn nhưng anh chưa bao giờ phàn nàn với em về điều đó cả?”


4/ Không bao giờ nhắc đi nhắc lại một vấn đề 
Nếu hai người luôn tranh luận về một vấn đề có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai không lắng nghe và không chịu hiểu nhau.
Người ta thường nói “Định nghĩa của sự điên rồ là cứ mãi làm đi làm lại một việc nhưng lại mong chờ kết quả khác”. Để gìn giữ một mối quan hệ luôn bền chặt, luôn phải nỗ lực để cùng nhau thay đổi và phù hợp với người kia. Khi có sự bất hòa, cả hai người phải cùng ngồi lại với nhau, lắng nghe và cùng nhau thay đổi.


5/ Làm vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời
Hôn nhân trong Chúa không phải chỉ vì cá nhân hoặc vì hai người mà là vì một điều gì đó lớn lao hơn chúng ta.
Trong Ê-phê-sô 5, hôn nhân được sử dụng tượng trưng cho mối quan hệ của Đấng Christ với nàng dâu (hội thánh):
“Chính vì lý do nầy, “người nam sẽ lìa cha mẹ và gắn bó với vợ mình, và cả hai trở nên một thịt”. Sự mầu nhiệm nầy thật cao sâu, tôi muốn nói đến Đấng Christ và Hội Thánh.” (Ê-phê-sô 5:31-32)
Hôn nhân của chúng ta cũng giống như việc chia sẻ sứ điệp phúc âm cho thế gian; và chính lẽ thật này khiến hôn nhân trở thành một điều quan trọng vĩnh cửu. Hãy thường xuyên hỏi bản thân mình rằng “Cuộc hôn nhân của mình sẽ đem đến điều gì cho con cái, hội thánh, gia đình, bạn bè và cả những người ngoại?”
“Một lời quở trách tỏ tường, hơn là yêu thương kín đáo. Bạn bè gây thương tích do lòng yêu thương chân thật, còn hơn kẻ thù hôn hít cách giả tạo” (Châm Ngôn 27:5-6)

Nguồn: RelevantMagazine

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *