Hôn nhân

“Anh Cũng Vậy”

Whataboutism là gì? Tại sao nó lại ảnh hưởng cách chúng ca truyền thông trong mối quan hệ?

1. Whataboutism Là Gì?
Theo Merriam-webster, whataboutism là một dạng biến thể của “tu quoque”, điều mà có nghĩa là “anh cũng vậy” trong tiếng La-tinh. Đây là kiểu lập luận ngụy biên. Kiểu lập luận này hướng đến phủ nhận lập luận của người đối thoại bằng cách cho rằng hành vi của họ không tương thích với kết luận (hoặc những kết luận) của lập luận. Đây là một dạng thức của lập luận công kích cá nhân. “Whataboutism” là ví dụ nổi tiếng của loại ngụy biện này. Vậy kiểu lập luận này thì liên quan gì đến mối quan hệ?

Giữa một người nam và một người nữ vốn khác nhau về cách suy nghĩ, bối cảnh, văn hóa, giáo dục… Trong mối quan hệ, việc suy nghĩ khác nhau về 1 vấn đề là bình thường, và sự khác nhau khi nói về 1 vấn đề thì thường sảy ra “tranh luận” hay nói nhẹ hơn, chúng ta dùng từ “thảo luận”, hay “chia sẻ quan điểm của cá nhân”.

Nghe từ “tranh luận” thì nhiều người có cảm giác không tốt, nghe có vẻ liên quan đến “tranh đua, tranh giành, hoặc đấu đá nhau”. Nhưng tranh luận cũng là đưa ra ý kiến cá nhân về 1 vấn đề, chứ không phải đưa ra ý kiến để công kích lần nhau. Vấn đề là vấn đề, con người với nhau khác với vấn đề đang nói đến.

Một số người từng tham gia hoặc chứng kiến tranh luận xấu đầy những lời chửi bới, nên họ có cảm giác sợ khi chia sẻ quan điểm cá nhân. Nhưng chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề là điều bình thường. Chia sẻ quan điểm ý kiến cá nhân là cấp độ thứ 3 trong 5 cấp độ truyền thông. (Hãy tìm được bài 5 cấp độ truyền thông mà Ad đã viết trước đó nhé). Hãy cho người khác cơ hội được chia sẻ ý kiến của mình, hãy tôn trọng con người lẫn nhau và hãy sẵn sàng thay đổi ý kiến của mình nếu nhận ra điều mình đang nghĩ chưa đúng.

2. Tại Sao Nó Lại Ảnh Hưởng Cách Chúng Ta Truyền Thông Trong Mối Quan Hệ?

Thay vì cùng nhìn nhau về một vấn đề, nhiều người trong chúng ta sử dụng ngụy biện này để tấn công và dẫn dắt cuộc tranh luận sang một hướng khác mà không liên quan logic vào vấn đề đang nói, hoặc tấn công cá nhân người khác trực diện.

Ví dụ:

  • Chồng: ông mục sư hôm nay giảng không tốt.
  • Vợ (vì nhiều lý do như: muốn bảo vệ danh tiếng mục sư hoặc không muốn chồng đụng đến “người được xức dầu”): anh nói thế là thế nào, anh đã giảng được như vậy chưa?

Hoặc:

  • Chồng: ông mục sư hôm nay giảng không tốt.
  • B: thế lần sau anh đừng đi nhóm nữa để khỏi nghe.

Đây là sự tấn công cá nhân người khác. Mục đích khi nói điều này, đối phương sẽ tự ái, hoặc lại hướng vì thực tế họ chưa làm được vậy và thối lui trong cuộc tranh luận. Một ngụy biện mà một cơ đốc nhân không nên làm. Người khôn ngoan sẽ nhìn nhận trực tiếp vào vấn đề và không nhìn vào con người.

Ví dụ:

  • Chồng: Ông mục sư hôm nay giảng không tốt.
  • Vợ: Theo hiểu ý anh thì mục sư giảng không tốt chỗ nào?

Việc mục sư giảng tốt hay không tốt không phụ thuộc vào “việc người chồng không giảng được như thế” hoặc “thôi không nên nghe giảng nữa”. Đây là việc sử dụng ngụy biện Whataboutism mà chúng ta nên tránh trong mối quan hệ. Việc tấn công người khác để không chứng mình được điều mình đang nói là đúng.

Thêm 1 ví dụ nữa để chúng ta dễ hiểu:

  • Vợ: anh ơi, đèn đỏ mà sao anh vẫn chạy xe.
  • Chồng: em cũng hay vượt đèn đỏ mà.

Vấn đề người vợ nói là: vượt đèn đỏ là trái luật giao thông và là điều sai. Vấn đề người chồng nói là: vì vợ đã từng vượt đèn đỏ, lúc em vượt đèn đỏ thì có thấy nó sai đâu, nên việc anh làm cũng không sai gì cả. Đây là ngụy biện.Lý Do Người Ta Sử Dụng Whataboutism Là:

  • Không nhận diện được bản thân thực sự trước Chúa.
  • Yếu đuối, sợ hãi, và muốn tự bảo vệ bản thân
  • Từng là nạn nhân bị tấn công nên tấn công trước để bảo vệ bản thân.
  • Không muốn thừa nhận bản thân mình sai

Việc sử dụng whataboutism chỉ dẫn mối quan hệ căng thẳng và xấu đi. Bởi vì chúng ta đang không cùng nhìn về một vấn đề nhưng chúng ta đang nhìn vào lẫn nhau. Và đây là điều ma quỷ muốn chúng ta làm. Chúng ta đang tấn công người bạn của mình, gây ra những tổn thương bên trong họ. Sử dụng whataboutism có thể khiến cho đối phương dừng việc nói chuyện lại nếu như họ tự ái và nhận diện bản thân chưa tốt, và bạn chiến thắng. Nhưng bạn đang chiến thắng vấn đề tranh luận và bạn đã mất đi mối quan hệ. Đừng sử dụng nó.

3. Làm Thế Nào Khi Bị Người Khác Sử Dụng Whataboutism Để Tấn Công Bạn?

Việc bị người khác tấn công cá nhân cũng không dễ dàng gì, đặt biệt là những người chúng ta yêu thương. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn thất bại và sợ hãi. Giá trị chúng ta nằm ở Chúa. Hãy nhớ rằng mối quan hệ dù tốt chừng nào cũng có lúc đi xuống, nhất là khi mà chúng ta không đầy dẫy Chúa bên trong. Khi ấy, chúng ta sẽ có xu hướng tấn công người khác để bảo vệ chính bản thân mình. Để vượt qua Whataboutism, bạn có thể tham khảo:

  • Hãy thực sự gần gũi Chúa và nhận diện được bản thân thật, bạn sẽ không bị tổn thương.
  • Hãy luôn đầy dẫy sự yêu thương của Chúa để bao dung khi người khác tấn công bạn.
  • Mạnh dạn thừa nhận cái sai và thay đổi nếu bạn thực sự sai (Nhìn về phía nan đề, đừng tấn công ngược lại)

Mở rộng:

– Hãy cùng nhau nhìn vào vấn đề.

– Đừng nhìn vào nhau.

– Nếu muốn nhìn, hãy nhìn lên Chúa.

Hôn Nhân Trong Chúa

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *